Các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện đang đối mặt với những thách thức và thời cơ lớn. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp cần có những bước tiến mới và đẩy mạnh sự phát triển về mọi khía cạnh, trong đó yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Hà Nội

Hà Nội có hơn 140.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, đứng thứ hai trên cả nước. Các doanh nghiệp luôn đóng vai trò thiết yếu với nguồn nhân lực trong nước. Hà Nội đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của cả nước và các chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề nâng cao nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Hà Nội đã cho triển khai các trung tâm giúp đỡ các doanh nghiệp để cố vấn cho các lãnh đạo nhà nước, hỗ trợ các chương trình của Chính phủ, tư vấn việc làm, nâng cao kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp cho nguồn nhân lực toàn khu vực. Những trung tâm này đã mở các lớp đào tạo việc làm , quản lý chương trình, quản trị theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức nhiều hội thảo có quy mô lớn thu hút nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Những năm gần đây, Hà Nội đã tổ chức đào tạo chuyên ngành Giám đốc doanh nghiệp cho gần 500 học viên, ngành quản trị doanh nghiệp với hơn 13.000 học viên cùng các lớp sơ cấp về doanh nghiệp. Trung tâm cũng chú trọng về nội dung giảng dạy và hình thức đào tạo nên thu hút sự quan tâm của nhiều học viên. Cuối năm 2015, Ban lãnh đạo TP Hà Nội cũng xét duyệt kế hoạch đẩy mạnh nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Thành phố đã đào tạo số lượng lớn học viên chuyên ngành giám đốc, quản trị doanh nghiệp,…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Hà Nội cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp chưa chú trọng về công tác cải thiện nhân sự trên địa bàn, chưa có định hướng và chiến lược cụ thể trong tương lai.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp

Vấn đề quản trị nhân lực
– Các doanh nghiệp cần chú trọng về chất lượng của đội ngũ quản lý nhân lực. Nhà nước luôn cần sự hỗ trợ và giúp sức từ các ban ngành để nâng cao công tác đào tạo doanh nghiệp.
– Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.
– Doanh nghiệp cần quan tâm đến đãi ngộ, chính sách, quyền lợi của người lao động để thúc đẩy mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa trông rộng để phát triển các chiến lược và kế hoạch liên quan đến nhân sự. Họ cần đẩy mạnh nguồn nhân lực theo những mục tiêu cụ thể, từ đó sẽ có đánh giá khách quan hơn và chọn cho mình bước đi tốt trong tương lai.

Phát triển nguồn nhân lực

Để quá trình phát triển nguồn nhân lực được triển khai tốt đẹp, các doanh nghiệp cần tạo cho người lao động nhiều cơ hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế. Giảng viên, chương trình đào tạo và học phí cũng là những yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp cũng nên phân tích tình hình thị trường lao động, từ đó lựa chọn phương pháp đào tạo tốt nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên triển khai các chiến lược tuyển dụng và đào tạo, các chương trình tư vấn việc làm, ngày hội việc làm, tổng kết đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, chương trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thăng tiến sẽ giữ chân được nhiều ứng viên có tiềm năng. Doanh nghiệp cũng nên lắng nghe nguyện vọng và đóng góp cho hoạt động kinh doanh từ các nhân viên, từ đó điều chỉnh cho hài hòa mối quan hệ với nhân viên, giúp họ có tinh thần làm việc và có trách nhiệm hơn.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

– Lãnh đạo nhà nước và chính quyền cần có những chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí doanh nghiệp trong việc nâng cao và phát triển nguồn nhân lực.
– Các chính sách lao động và luật pháp cũng cần đảm bảo quyền lợi cho người lao động được tốt hơn. Bên cạnh đó cũng có những xử lý các vi phạm lao động với những người bỏ việc hoặc nghỉ ngang.

Lưu trữ

Chuyên mục

Meta