Trong xã hội hiện đại ngày nay, chắc chắn từ “leader” không xa lạ gì với các bạn sinh viên, học sinh và cả người đi làm. Một leader giỏi, có năng lực lãnh đạo tốt quyết định đến hiệu quả vận hành một tổ chức. Vậy hãy tìm hiểu xem leader là gì nhé.
- Khái niệm
Leader là người đứng đầu một tổ chức, một đội nhóm hay một tập thể riêng biệt chịu trách nhiệm chỉ huy, giám sát, điều hành và lãnh đạo tổ chức đó bằng cách đưa ra các phương hướng, chiến lược giúp tổ chức phát triển, truyền cảm hứng đến các thành viên trong nhóm, khuyến khích họ nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.
Có rất nhiều điểm khác biệt giữa leader và manager. Manager là người nằm ở vị trí cấp cao, đưa ra các mệnh lệnh và yêu cầu cho nhân viên của mình, họ chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá năng lực của nhân viên qua kết quả cuối cùng. Còn leader là người vừa truyền cảm hứng, vừa hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện những mục tiêu, yêu cầu được đưa ra từ manager.
- Các yếu tố cần có của một leader
- Biết cách thúc đẩy, truyền cảm hứng cho nhân viên
Hầu hết các nhân viên chỉ làm việc một cách có hiệu quả khi họ nhận thấy được sự quan trọng của mình trong công ty. Vì vậy, nhân viên nhiều lúc sẽ có cảm giác chán nản với công việc, là một leader bạn phải có trách nhiệm đôn đốc tinh thần nhân viên, truyền cảm hứng cho họ về một tương lai tốt đẹp đối với công việc hiện tại, những tiềm năng phát triển và cơ hội thăng tiến mà công việc này mang lại.
- Lập kế hoạch
Bất kỳ công việc nào đều cũng phải cần lập kế hoạch trước khi thực hiện, lập kế hoạch giúp cho công việc được thực hiện trơn tru, các nhân viên mỗi người đảm nhận một công việc khác nhau, phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoàn thành một cách có hiệu quả, không bị trễ nải và quá hạn.
- Biết công nhận sự nỗ lực và khen thưởng nhân viên
Tuy lời khen đôi khi chỉ là một câu nói xã giao, thế nhưng trong trường hợp này lời khen rất có giá trị, nó là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Khi một nhân viên hoàn thành tốt một công việc được giao nào đó, leader nên khen ngợi và khuyến khích họ phát huy. Việc công nhận nỗ lực và công sức của người khác giúp họ phấn chấn, năng nổ làm việc hơn. Leader cần khen thưởng và công nhận năng lực của các thành viên trong nhóm một cách công bằng, khách quan. Điều này là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất có thể. Bên cạnh đó leader cũng nên thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng vào nhân viên của mình sẽ làm tốt được việc đó và kèm theo những phần thưởng xứng đáng. Trước những phần thưởng vật chất cũng như tinh thần, nhân viên sẽ mong muốn chứng minh năng lực bản thân, không phụ sự tin tưởng của leader, họ sẽ cố gắng hoàn thành công việc của mình.
2.4 Giao nhiệm vụ đúng người
Là leader bạn cần nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong nhóm từ đó giao cho họ các công việc cụ thể phù hợp với năng lực của từng người.
- Giúp nhân viên nhận ra được các cơ hội hấp dẫn trong quá trình làm việc
Cơ hội hấp dẫn là những mục tiêu, kết quả, những thành công nào đó trong tương lai mà họ có khả năng đạt được, nó mô tả về mục đích mà bạn muốn hướng đến một cách thực tế, đầy sức thuyết phục. Khi nhân viên có tầm nhìn tích cực về công việc, họ có thể xác định được phương hướng, chiến lược, để hoàn thành công việc và mục tiêu của mình một cách xuất sắc.
- Xây dựng đội ngũ, tổ chức huấn luyện nhân viên
Leader cần nắm được nhân viên mình đang quản lý thiếu gì và cần gì, từ đó tổ chức huấn luyện, đào tạo nhân viên.
Qua bài viết sau hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về leadder là gì, trách nhiệm và các kỹ năng cần thiết của một leader. Từ đó lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân nếu như muốn trở thành một leader tốt, đủ năng lực chuyên môn.