Tăng lương cho người lao động

Nguồn thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, một mức lương ổn định và nhiều đãi ngộ tốt sẽ giúp người lao động làm việc hăng say và cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Chính vì vậy, việc tăng lương là hỗ trợ nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động và làm tăng hiệu quả lao động, sản xuất.

Lao động phổ thông

Việc làm của giới lao động phổ thông thường có mức thu nhập thấp, đôi khi không đủ để họ trang trải cuộc sống gia đình. Nhiều công nhân viên luôn sẵn sàng tăng ca hoặc tìm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên nhiều gia đình vẫn chưa đảm bảo được mức sống ổn định.

Các công nhân làm việc ở khu công nghiệp cho biết, lương khởi điểm là khoảng 130.000 đồng/ 1 ngày. Sau thời gian thử việc mức lương cũng chỉ tăng lên rất ít. Việc làm có thu nhập cao nhất cũng chỉ khoảng 150.000 đồng/ 1 ngày. Tính trung bình một tuần phải làm tăng ca không nghỉ, làm cả chủ nhật thì mỗi tháng chỉ được 5 triệu đồng. Với mức thu nhập này, các công nhân thường gặp nhiều khó khăn trong chi tiêu hằng ngày, tiền học của con cái, tiền sinh hoạt phí, tiền nhà trọ,…và cuộc sống khá vất vả.
Một số khu công nghiệp có việc làm lương cao hơn cho công nhân cao hơn, vào khoảng 6 triệu đồng/ 1 tháng. Tuy nhiên với mức sống ở những khu vực như vậy, tiền nhà trọ và tiền sinh hoạt cũng tăng theo, họ phải tiết kiệm từng đồng để có được khoản tiền nhỏ dành dụm khi cần. Đa số người lao động phổ thông cho biết, việc làm công nhân không có dư, lúc nào họ cũng mong muốn được nhận lương.

Theo các kết quả điều tra, mức lương của các công nhân viên lao động còn thấp và không đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của họ. Qua các cuộc họp của chính quyền nhà nước, hầu hết các ý kiến đều cho rằng cần điều chỉnh mức lương cho các khu vực để đáp ứng nhu cầu cũng như mức sống tối thiểu cho người lao động phổ thông.

Theo báo cáo lương bổng, chỉ khoảng hơn 15% công nhân lao động có ít số dư, hơn 50% vừa đủ trang trải qua ngày, 20% phải tiết kiệm và số còn lại là thu nhập không đủ sống. Số công nhân lao động thiếu thốn còn khá cao, và điều này cũng giải thích cho việc muốn làm tăng giờ và tìm việc làm thêm của họ. Hơn 50% các công nhân làm việc tại doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước đều muốn được làm tăng ca.

Giới lao động phổ thông cũng cho biết vì không có bằng cấp nên họ chỉ có thể tìm việc làm với mức lương trung bình. Hơn thế, việc làm lại vất vả nên cuộc sống khó khăn nên nhiều gia đình chỉ vừa đủ lo cho con cái ăn học, họ không có dư dả và thiếu chăm sóc về tinh thần, cả ngày chỉ biết làm việc để mong có cuộc sống khấm khá hơn.

Mức lương tối thiểu cho người lao động

Tại các cuộc họp, mức lương tối thiểu dành cho lao động phổ thông đã được đề xuất trên nhiều phương án. Một là mức lương tối thiểu năm 2018 sẽ tăng khoảng 5% năng suất lao động. Hai là tăng 6%. Và ba là tăng 6,8%. Điều đó có nghĩ là trong thời gian tới, người lao động có thể đạt mức tăng lương từ 130.000 đồng đến 250.000 đồng.

Nhiều quan điểm cho rằng mức tăng lương có thể hơn 13% nhằm đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của các gia đình lao động phổ thông. Lý do thứ hai là nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều khởi sắc, chỉ số CPI cũng gia tăng đều, và vì đời sống người lao động còn khó khăn, nên việc tăng 13% lương là khá hợp lý.

So với ca nước Đông Nam Á, mức thu nhập tối thiểu của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia và Mianma. Theo khuyến nghị quốc tế, tiền lương tối thiểu nên ở mức hơn 50% tiền lương trung bình. Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được mức lương này cho người lao động. Chính vì vậy, tăng lương là góp phần nâng cao đời sống của người lao động, hỗ họ để cống hiến cho doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà.

Nếu tăng mức lương tối thiểu lên 13% thì mức sống tối thiểu của lao động phổ thông có thể được đảm bảo. Họ đã có đề xuất với Hội đồng quốc gia về vấn đề này và trong năm sau cần phải cải thiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu mức sống của người lao động ổn định hơn thì bớt gánh nặng trong thời gian tới. Trong trường hợp phương án tăng lương không đạt chỉ tiêu, các chuyên gia kinh tế sẽ tiếp tục phấn đấu và đề xuất thêm nhiều chiến lược mới.

Hà Nội chú trọng xây dựng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện đang đối mặt với những thách thức và thời cơ lớn. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp cần có những bước tiến mới và đẩy mạnh sự phát triển về mọi khía cạnh, trong đó yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Hà Nội

Hà Nội có hơn 140.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, đứng thứ hai trên cả nước. Các doanh nghiệp luôn đóng vai trò thiết yếu với nguồn nhân lực trong nước. Hà Nội đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của cả nước và các chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề nâng cao nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Hà Nội đã cho triển khai các trung tâm giúp đỡ các doanh nghiệp để cố vấn cho các lãnh đạo nhà nước, hỗ trợ các chương trình của Chính phủ, tư vấn việc làm, nâng cao kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp cho nguồn nhân lực toàn khu vực. Những trung tâm này đã mở các lớp đào tạo việc làm , quản lý chương trình, quản trị theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức nhiều hội thảo có quy mô lớn thu hút nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Những năm gần đây, Hà Nội đã tổ chức đào tạo chuyên ngành Giám đốc doanh nghiệp cho gần 500 học viên, ngành quản trị doanh nghiệp với hơn 13.000 học viên cùng các lớp sơ cấp về doanh nghiệp. Trung tâm cũng chú trọng về nội dung giảng dạy và hình thức đào tạo nên thu hút sự quan tâm của nhiều học viên. Cuối năm 2015, Ban lãnh đạo TP Hà Nội cũng xét duyệt kế hoạch đẩy mạnh nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Thành phố đã đào tạo số lượng lớn học viên chuyên ngành giám đốc, quản trị doanh nghiệp,…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Hà Nội cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp chưa chú trọng về công tác cải thiện nhân sự trên địa bàn, chưa có định hướng và chiến lược cụ thể trong tương lai.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp

Vấn đề quản trị nhân lực
– Các doanh nghiệp cần chú trọng về chất lượng của đội ngũ quản lý nhân lực. Nhà nước luôn cần sự hỗ trợ và giúp sức từ các ban ngành để nâng cao công tác đào tạo doanh nghiệp.
– Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.
– Doanh nghiệp cần quan tâm đến đãi ngộ, chính sách, quyền lợi của người lao động để thúc đẩy mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa trông rộng để phát triển các chiến lược và kế hoạch liên quan đến nhân sự. Họ cần đẩy mạnh nguồn nhân lực theo những mục tiêu cụ thể, từ đó sẽ có đánh giá khách quan hơn và chọn cho mình bước đi tốt trong tương lai.

Phát triển nguồn nhân lực

Để quá trình phát triển nguồn nhân lực được triển khai tốt đẹp, các doanh nghiệp cần tạo cho người lao động nhiều cơ hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế. Giảng viên, chương trình đào tạo và học phí cũng là những yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp cũng nên phân tích tình hình thị trường lao động, từ đó lựa chọn phương pháp đào tạo tốt nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên triển khai các chiến lược tuyển dụng và đào tạo, các chương trình tư vấn việc làm, ngày hội việc làm, tổng kết đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, chương trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thăng tiến sẽ giữ chân được nhiều ứng viên có tiềm năng. Doanh nghiệp cũng nên lắng nghe nguyện vọng và đóng góp cho hoạt động kinh doanh từ các nhân viên, từ đó điều chỉnh cho hài hòa mối quan hệ với nhân viên, giúp họ có tinh thần làm việc và có trách nhiệm hơn.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

– Lãnh đạo nhà nước và chính quyền cần có những chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí doanh nghiệp trong việc nâng cao và phát triển nguồn nhân lực.
– Các chính sách lao động và luật pháp cũng cần đảm bảo quyền lợi cho người lao động được tốt hơn. Bên cạnh đó cũng có những xử lý các vi phạm lao động với những người bỏ việc hoặc nghỉ ngang.

Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã có những nghiên cứu về tác động hiện tại và tương lai của những sự gián đoạn chính đối với mức độ việc làm, các kỹ năng, nhu cầu tìm việc làm và các mẫu tuyển dụng trong các ngành công nghiệp và quốc gia khác nhau. Bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý chiến lược tài năng và các nhà tuyển dụng lớn nhất hiện nay, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát hơn về sự thay đổi việc làm cũng như nhu cầu tìm việc làm trong năm 2020.

Sự gián đoạn công nghệ đang tương tác với các yếu tố kinh tế xã hội, địa chính trị và nhân khẩu học và tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn trong các thị trường lao động trong năm năm tới. Sự phát triển của các lĩnh vực trước đây như trí tuệ nhân tạo và máy học, robot học, công nghệ nano, in ấn 3D và di truyền học và công nghệ sinh học đang ngày càng phát triển và phổ biến hơn. Đồng thời với cuộc cách mạng công nghệ này là một sự phát triển kinh tế xã hội, địa chính trị và nhân khẩu học rộng lớn hơn, với tác động gần như tương đương với các yếu tố công nghệ.

Việc làm tăng trong năm năm tới sẽ không đủ để bù đắp những tổn thất dự kiến, có nghĩa là chúng ta có một quá trình chuyển đổi khó khăn phía trước. Xu hướng tìm việc làm hiện tại có thể dẫn đến 5,1 triệu việc làm bị mất do sự thay đổi thị trường lao động biến đổ trong giai đoạn 2015-2020, với tổng số 7,1 triệu người sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm – 2/3 trong số đó có xu hướng chọn việc làm tại các văn phòng hành chính và khoảng 2 triệu người tìm việc làm trong lĩnh vực máy tính và toán học, và lĩnh vực kiến trúc và kỹ thuật. Các vai trò sản xuất và sản xuất cũng dự kiến sẽ suy giảm nhưng cũng dự kiến sẽ có tiềm năng tương đối tốt cho việc nâng cao năng suất thông qua công nghệ hơn là thay thế hoàn toàn.

Nếu bạn đang lựa chọn một trường đại học cũng như chuyên ngành có triển vọng trong tương lai, điều quan trọng nhất là bạn sẽ cần phải học chuyên sâu và không ngừng nỗ lực. Theo đánh giá từ các chuyên gia, cò hai chuyên ngành sẽ tạo ra đột phá và bước tiến mới trong vài năm tới. Thứ nhất là vai trò của nhà phân tích dữ liệu mà các công ty mong đợi sẽ giúp họ hiểu rõ hơn và rút ra được những hiểu biết sâu sắc từ các dòng dữ liệu. Thứ hai là bán hàng, vì thực tế mỗi ngành công nghiệp sẽ cần phải có kỹ năng thương mại hóa và giải thích các dịch vụ mới của họ cho các khách hàng hoặc người tiêu dùng. Nhu cầu về các quản lý cấp cao cũng sẽ tăng bởi các công ty sẽ có nhiều thay đổi trong giai đoạn sắp tới.

Khi nhu cầu việc làm và tìm việc làm trở nên khó khăn, các công ty sẽ cảm thấy khó tuyển dụng hơn. Với những xu hướng hiện nay, sự cạnh tranh về tài năng trong các lĩnh vực có mức tăng trưởng cao như máy tính, toán học, kiến trúc và kỹ thuật, và các vai trò chiến lược và chuyên gia khác sẽ rất khốc liệt. Tìm ra những cách hiệu quả để đảm bảo tài năng vững chắc sẽ là một ưu tiên cho hầu hết các ngành công nghiệp.

Bất kể công việc bạn đang làm là gì, bạn vẫn phải liên tục nâng cao các kỹ năng của bạn. Ở hầu hết các ngành công nghiệp, tác động của thay đổi công nghệ và các thay đổi khác làm giảm hiệu suất làm việc cũng như các kỹ năng hiện có của nhân viên. Trung bình, vào năm 2020, hơn một phần ba số kỹ năng cốt lõi mong muốn của hầu hết các nghề nghiệp sẽ là những kỹ năng mới và chưa được đánh giá cao trong thị trường tuyển dụng hiện nay. Ngoài ra, kỹ năng và kỹ thuật cần phải được bổ sung với kỹ năng xã hội và hợp tác một cách toàn diện.

Những tác động của tự động hóa và một tương lai không có việc làm có thể trở thành mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp và người tìm việc làm nếu họ không biết cách thay đổi mình. Nếu họ không có những tính toán về nhu cầu việc làm và kỹ năng một cách kịp thời có thể mang lại tổn thất về kinh tế và xã hội to lớn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được những thách thức hiện nay nhưng việc thực hiện chưa có nhiều hiệu quả. Hiện nay, chỉ có 53% tổng số cán bộ nhân sự được khảo sát có lý do hoặc rất tự tin về sự phù hợp của chiến lược lực lượng lao động trong tương lai của tổ chức mình để chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới. Đồng thời, những người lao động có tay nghề thấp hơn có thể gặp phải tình trạng không được nâng cao tay nghề trong các doanh nghiệp.

Chính phủ, doanh nghiệp – và bạn – sẽ cần một sự thay đổi suy nghĩ về giáo dục và việc làm. Để có một cuộc cách mạng việc làm diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp sẽ cần phải phát triển nhân tài và thay đổi chiến lược nhân lực trong tương lai nhằm hướng đến sự phát triển mang tính đột phá. Cơ quan chính phủ sẽ cần phải chứng tỏ sự lãnh đạo chặt chẽ hơn trong việc đưa thông qua các chương trình giảng dạy và thay đổi quy định về thị trường lao động. Và tất cả chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm lớn lao đối với tương lai của bản thân bằng việc học tập và không ngừng nỗ lực.

Lưu trữ

Chuyên mục

Meta