Nguồn thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, một mức lương ổn định và nhiều đãi ngộ tốt sẽ giúp người lao động làm việc hăng say và cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Chính vì vậy, việc tăng lương là hỗ trợ nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động và làm tăng hiệu quả lao động, sản xuất.
Lao động phổ thông
Việc làm của giới lao động phổ thông thường có mức thu nhập thấp, đôi khi không đủ để họ trang trải cuộc sống gia đình. Nhiều công nhân viên luôn sẵn sàng tăng ca hoặc tìm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên nhiều gia đình vẫn chưa đảm bảo được mức sống ổn định.
Các công nhân làm việc ở khu công nghiệp cho biết, lương khởi điểm là khoảng 130.000 đồng/ 1 ngày. Sau thời gian thử việc mức lương cũng chỉ tăng lên rất ít. Việc làm có thu nhập cao nhất cũng chỉ khoảng 150.000 đồng/ 1 ngày. Tính trung bình một tuần phải làm tăng ca không nghỉ, làm cả chủ nhật thì mỗi tháng chỉ được 5 triệu đồng. Với mức thu nhập này, các công nhân thường gặp nhiều khó khăn trong chi tiêu hằng ngày, tiền học của con cái, tiền sinh hoạt phí, tiền nhà trọ,…và cuộc sống khá vất vả.
Một số khu công nghiệp có việc làm lương cao hơn cho công nhân cao hơn, vào khoảng 6 triệu đồng/ 1 tháng. Tuy nhiên với mức sống ở những khu vực như vậy, tiền nhà trọ và tiền sinh hoạt cũng tăng theo, họ phải tiết kiệm từng đồng để có được khoản tiền nhỏ dành dụm khi cần. Đa số người lao động phổ thông cho biết, việc làm công nhân không có dư, lúc nào họ cũng mong muốn được nhận lương.
Theo các kết quả điều tra, mức lương của các công nhân viên lao động còn thấp và không đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của họ. Qua các cuộc họp của chính quyền nhà nước, hầu hết các ý kiến đều cho rằng cần điều chỉnh mức lương cho các khu vực để đáp ứng nhu cầu cũng như mức sống tối thiểu cho người lao động phổ thông.
Theo báo cáo lương bổng, chỉ khoảng hơn 15% công nhân lao động có ít số dư, hơn 50% vừa đủ trang trải qua ngày, 20% phải tiết kiệm và số còn lại là thu nhập không đủ sống. Số công nhân lao động thiếu thốn còn khá cao, và điều này cũng giải thích cho việc muốn làm tăng giờ và tìm việc làm thêm của họ. Hơn 50% các công nhân làm việc tại doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước đều muốn được làm tăng ca.
Giới lao động phổ thông cũng cho biết vì không có bằng cấp nên họ chỉ có thể tìm việc làm với mức lương trung bình. Hơn thế, việc làm lại vất vả nên cuộc sống khó khăn nên nhiều gia đình chỉ vừa đủ lo cho con cái ăn học, họ không có dư dả và thiếu chăm sóc về tinh thần, cả ngày chỉ biết làm việc để mong có cuộc sống khấm khá hơn.
Mức lương tối thiểu cho người lao động
Tại các cuộc họp, mức lương tối thiểu dành cho lao động phổ thông đã được đề xuất trên nhiều phương án. Một là mức lương tối thiểu năm 2018 sẽ tăng khoảng 5% năng suất lao động. Hai là tăng 6%. Và ba là tăng 6,8%. Điều đó có nghĩ là trong thời gian tới, người lao động có thể đạt mức tăng lương từ 130.000 đồng đến 250.000 đồng.
Nhiều quan điểm cho rằng mức tăng lương có thể hơn 13% nhằm đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của các gia đình lao động phổ thông. Lý do thứ hai là nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều khởi sắc, chỉ số CPI cũng gia tăng đều, và vì đời sống người lao động còn khó khăn, nên việc tăng 13% lương là khá hợp lý.
So với ca nước Đông Nam Á, mức thu nhập tối thiểu của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia và Mianma. Theo khuyến nghị quốc tế, tiền lương tối thiểu nên ở mức hơn 50% tiền lương trung bình. Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được mức lương này cho người lao động. Chính vì vậy, tăng lương là góp phần nâng cao đời sống của người lao động, hỗ họ để cống hiến cho doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà.
Nếu tăng mức lương tối thiểu lên 13% thì mức sống tối thiểu của lao động phổ thông có thể được đảm bảo. Họ đã có đề xuất với Hội đồng quốc gia về vấn đề này và trong năm sau cần phải cải thiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu mức sống của người lao động ổn định hơn thì bớt gánh nặng trong thời gian tới. Trong trường hợp phương án tăng lương không đạt chỉ tiêu, các chuyên gia kinh tế sẽ tiếp tục phấn đấu và đề xuất thêm nhiều chiến lược mới.