Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Giúp Đạt Hiệu Quả Cao Trong Giao Tiếp

Trong giao tiếp để thể hiện được thông điệp của bản thân, chúng ta thường sử dụng nhiều loại câu khác nhau như câu khẳng định, phủ định, câu hỏi… Và mục đích của việc đặt ra câu hỏi là để hai bên có thể trao đổi được nhiều hơn, hiểu nhau hơn, do đó chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được kỹ năng đặt câu hỏi giúp đạt hiệu quả cao trong giao tiếp hằng ngày và cả trong công việc.

  1. Các dạng câu hỏi trong giao tiếp

1.1 Câu hỏi đóng – Câu hỏi mở

Câu hỏi đóng là câu hỏi mà câu trả lời cho nó chỉ là một từ hay một câu và mang tính chất lựa chọn, khẳng định lại hay cung cấp thông tin một cách chính xác. Ví dụ khi bạn hỏi “Bạn thích đọc sách không?” thì câu trả lời sẽ là “có” hoặc “không”, còn khi bạn hỏi “Bạn học trường nào?” thì đối phương cũng chỉ trả lời chính xác tên trường mà họ đang  học. Trong một cuộc trò chuyện, câu hỏi đóng chỉ nên được sử dụng với tần số ít bởi nếu một câu hỏi đóng đặt không đúng lúc có thể làm cuộc đối thoại đi vào “ngõ cụt” và dẫn đến sự im lặng đáng sợ.

Câu hỏi mở là loại câu hỏi mà sẽ nhận được câu trả lời dài hơn, cách trả lời cũng đa dạng tùy theo quan điểm, kiến thức, cảm xúc của từng người và câu hỏi mở thường bắt đầu với các từ như: cái gì, vì sao hay như thế nào….

  1. Câu hỏi “hình nón”

Việc đặt câu hỏi dạng “hình nón” sẽ bắt đầu với những câu hỏi chung, có tính bao quát rồi dần dần đi vào trọng tâm trong mỗi câu trả lời và xoáy sâu hơn vào nó với nhiều cấp độ nhằm mục đích khai thác thông tin về một vấn đề, lĩnh vực nào đó. Và loại câu hỏi này được sử dụng phổ biến trong các cuộc điều tra cần lời khai, thông tin từ nhân chứng.

  1. Câu hỏi thăm dò

Sử dụng câu hỏi thăm dò khi bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác cũng như hiểu rõ hơn về vấn đề vừa trao đổi. Và để có được những thông tin cần thiết, đúng trọng tâm hay khai thác được những vấn đề mà người nói cố gắng tránh né thì bạn có thể áp dụng công thức “5 Vì sao” (5 whys).

  1. Câu hỏi tu từ

Về bản chất thì câu hỏi tu từ không thật sự là một câu hỏi vì nó không yêu cầu người nghe phải trả lời mà thực chất đó là câu khẳng định có hình thức là câu hỏi nhằm để thể hiện cảm xúc và nhấn mạnh vào điều mà người nói thấy quan trọng. Ví dụ “ Bài thuyết trình của cô ấy trước hội đồng thật ấn tượng đúng không?”

Việc người nói sử dụng câu hỏi tu từ là để người nghe tham gia vào cuộc trò chuyện một cách tự nhiên, đồng thời đó còn là cách mở đầu một chủ đề trò chuyện mới, duy trì cuộc nói chuyện, tạo sự thích thú và thu hút với người nghe.

  • Nguyên tắc khi đặt câu hỏi
    • Xác định mục đích câu hỏi

Bất kỳ một câu hỏi nào đặt ra cũng phục vụ cho một mục đích nhất định vì thế người nói cần xác định rõ, chính xác mục đích câu hỏi của mình là muốn người nghe cung cấp những thông tin gì từ đó đưa ra câu hỏi cho phù hợp. Việc bạn đặt ra một câu hỏi mơ hồ, vô nghĩa sẽ gây khó khăn trong việc giải đáp và bạn cũng không có được những thông tin mình cần, lúc này cuộc đối thoại là không hiệu quả.

  • Sử dụng ngôn từ thích hợp

Tùy thuộc vào chủ đề được hỏi, hoàn cảnh giao tiếp mà bạn cần chọn lọc từ ngữ cho phù hợp. Trường hợp bạn đặt câu hỏi cho người không am hiểu về lĩnh vực được hỏi thì nên hạn chế sử dụng từ ngữ chuyên môn, còn đối với cấp trên thì bạn cần dùng ngôn từ khiêm tốn, tôn trọng và lịch sự…

Như vậy, qua bài viết chúng ta đã phần nào hiểu hơn về các dạng câu hỏi trong giao tiếp để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả trong bất kỳ tình huống nào. Ngoài ra còn học hỏi được những kỹ năng đặt câu hỏi giúp cho cuộc trò chuyện trở nên trôi chảy, thuận lợi hơn. Trong công việc và cuộc sống thì có vô số những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, vì thế chúng ta cần vận dụng những kiến thức trên một cách thật linh động, mềm dẽo để mang đến hiệu quả cao nhất.

Leader Là Gì? Các Yếu Tố Cần Có Của Một Leader.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, chắc chắn từ “leader” không xa lạ gì với các bạn sinh viên, học sinh và cả người đi làm. Một leader giỏi, có năng lực lãnh đạo tốt quyết định đến hiệu quả vận hành một tổ chức. Vậy hãy tìm hiểu xem leader là gì nhé.

  1. Khái niệm

Leader là người đứng đầu một tổ chức, một đội nhóm hay một tập thể riêng biệt chịu trách nhiệm chỉ huy, giám sát, điều hành và lãnh đạo tổ chức đó bằng cách đưa ra các phương hướng, chiến lược giúp tổ chức phát triển, truyền cảm hứng đến các thành viên trong nhóm, khuyến khích họ nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

Có rất nhiều điểm khác biệt giữa leader và manager. Manager là người nằm ở vị trí cấp cao, đưa ra các mệnh lệnh và yêu cầu cho nhân viên của mình, họ chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá năng lực của nhân viên qua kết quả cuối cùng. Còn leader là người vừa truyền cảm hứng, vừa hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện những mục tiêu, yêu cầu được đưa ra từ manager.

  • Các yếu tố cần có của một leader
    • Biết cách thúc đẩy, truyền cảm hứng cho nhân viên

Hầu hết các nhân viên chỉ làm việc một cách có hiệu quả khi họ nhận thấy được sự quan trọng của mình trong công ty. Vì vậy, nhân viên nhiều lúc sẽ có cảm giác chán nản với công việc, là một leader bạn phải có trách nhiệm đôn đốc tinh thần nhân viên, truyền cảm hứng cho họ về một tương lai tốt đẹp đối với công việc hiện tại, những tiềm năng phát triển và cơ hội thăng tiến mà công việc này mang lại.

  • Lập kế hoạch

Bất kỳ công việc nào đều cũng phải cần lập kế hoạch trước khi thực hiện, lập kế hoạch giúp cho công việc được thực hiện trơn tru, các nhân viên mỗi người đảm nhận một công việc khác nhau, phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoàn thành một cách có hiệu quả, không bị trễ nải và quá hạn.

  • Biết công nhận sự nỗ lực và khen thưởng nhân viên

Tuy lời khen đôi khi chỉ là một câu nói xã giao, thế nhưng trong trường hợp này lời khen rất có giá trị, nó là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Khi một nhân viên hoàn thành tốt một công việc được giao nào đó, leader nên khen ngợi và khuyến khích họ phát huy. Việc công nhận nỗ lực và công sức của người khác giúp họ phấn chấn, năng nổ làm việc hơn. Leader cần khen thưởng và công nhận năng lực của các thành viên trong nhóm một cách công bằng, khách quan. Điều này là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất có thể. Bên cạnh đó leader cũng nên thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng vào nhân viên của mình sẽ làm tốt được việc đó và kèm theo những phần thưởng xứng đáng. Trước những phần thưởng vật chất cũng như tinh thần, nhân viên sẽ mong muốn chứng minh năng lực bản thân, không phụ sự tin tưởng của leader, họ sẽ cố gắng hoàn thành công việc của mình.

2.4 Giao nhiệm vụ đúng người

Là leader bạn cần nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong nhóm từ đó giao cho họ các công việc cụ thể phù hợp với năng lực của từng người.

  • Giúp nhân viên nhận ra được các cơ hội hấp dẫn trong quá trình làm việc

Cơ hội hấp dẫn là những mục tiêu, kết quả, những thành công nào đó trong tương lai mà họ có khả năng đạt được, nó mô tả về mục đích mà bạn muốn hướng đến một cách thực tế, đầy sức thuyết phục. Khi nhân viên có tầm nhìn tích cực về công việc, họ có thể xác định được phương hướng, chiến lược, để hoàn thành công việc và mục tiêu của mình một cách xuất sắc.

  • Xây dựng đội ngũ, tổ chức huấn luyện nhân viên

Leader cần nắm được nhân viên mình đang quản lý thiếu gì và cần gì, từ đó tổ chức huấn luyện, đào tạo nhân viên.

Qua bài viết sau hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về leadder là gì, trách nhiệm và các kỹ năng cần thiết của một leader. Từ đó lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân nếu như muốn trở thành một leader tốt, đủ năng lực chuyên môn.

Quan Hệ Công Chúng Là Ngành Gì?

Quan hệ công chúng là một ngành học khá mới mẻ hiện nay tuy nhiên lại thu hút số đông các bạn trẻ theo học vì sự hấp dẫn của nó. Vậy bạn đã biết quan hệ công chúng là ngành gì chưa? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây để biết thêm một số thông tin về ngành quan hệ công chúng và công việc của ngành này nhé!

  1. Quan hệ công chúng là ngành gì?

Quan hệ công chúng hay còn có tên gọi tiếng Anh là Public Relation, đây là ngành học chuyên về việc lên kế hoạch, thực hiện các công việc truyền thông, đối ngoại giữa một doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức hay cá nhân. Dựa theo tên tiếng Anh mà quan hệ công chúng còn được viết tắt là PR, người làm PR sẽ phụ trách việc tương tác, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhóm công chúng liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp. Public Relation là một ngành truyền thông và bộ phận PR có nhiệm vụ tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trên nhiều nền tảng khác nhau giúp doanh nghiệp có được thiện cảm và những đánh giá tích cực từ các nhóm công chúng thông qua các chiến dịch. Trong một công ty, bộ phận PR và bộ phận Marketing cần phối hợp chặt chẽ với nhau để làm nên các chiến dịch hiệu quả nhất trên cả doanh số lẫn hình ảnh trước công chúng.

  • Công việc của một người làm quan hệ công chúng

Lĩnh vực quan hệ công chúng có rất nhiều công việc khác nhau mà bạn có thể đảm nhận.

2.1 Quan hệ công chúng trong agency

Trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn thịnh hành hình thức “thuê” công ty về quan hệ công chúng ở ngoài để tổ chức các chiến dịch PR của mình. Để có thể thực hiện hoạt động PR chuyên nghiệp nhất thì các doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn phương án làm việc với doanh nghiệp chuyên về PR khi có chiến dịch cụ thể nào đó. Do đó có thể thấy ngành quan hệ công chúng tại nước ta chủ yếu sẽ phát triển tại các agency và yêu cầu công việc ở đây cao hơn cùng không gian làm việc đầy sáng tạo, thoáng đãng.

2.2 Quan hệ công chúng trong doanh nghiệp

Trách nhiệm của người làm PR tại các doanh nghiệp là làm sao để luôn đảm bảo hình ảnh của công ty trước công chúng, báo giới và kể cả các đối tác. Đặc biệt khi doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng về hình ảnh thì người làm quan hệ công chúng cần phải phát huy được vai trò của mình để bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp. Bất kể vấn đề nào liên quan đến hình ảnh công ty dù là từ những phòng ban khác thì phòng PR vẫn cần can thiệp và xử lý. Bên cạnh đó, phòng PR cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển công ty thế nên họ cần làm việc hiệu quả với tất cả các phòng ban khác, cần phải duy trì quan hệ nội bộ doanh nghiệp với các chương trình sự kiện tập thể.

2.3 Quan hệ công chúng trong các tổ chức xã hội khác

Các tổ chức xã hội có quy mô lớn và sức ảnh hưởng đến cộng đồng như trường học, chính phủ, bệnh viện,… cũng có bộ phận Public Relation và thường được gọi là bộ phận truyền thông, lúc này họ sẽ phụ trách các vấn đề liên quan đến báo chí hay các bên liên quan. Vì đây là các tổ chức xã hội nên công PR tại các cơ quan này chủ yếu liên quan nhiều đến giao tiếp và xây dựng hình ảnh tích cực trước công chúng, do đó cần có nhiều chuyên môn và kiến thức xã hội hơn.

2.4 Quan hệ công chúng với cá nhân

Đối với công việc này thì người làm PR sẽ được gọi là người quản lý hình ảnh cho người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng hay những nhân vật có vị trí trong xã hội. Công việc của họ là quản lý, xây dựng hình ảnh tích cực cho cá nhân đồng thời xử lý kịp thời những tin đồn, tin tức tiêu cực hay những tình huống xấu xảy ra ảnh hưởng đến cá nhân đó. Có thể nói công việc này liên quan nhiều đến dư thế nên người làm PR cần nắm bắt được xu hướng và hỗ trợ người nổi tiếng duy trì mức độ phổ biến trước công chúng.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được quan hệ công chúng là ngành gì, người làm PR sẽ có thể đảm nhiệm những công việc như thế nào từ đó có định hướng phù hợp nhất cho mình. Đây là một ngành nghề đòi hỏi ở bạn tính sáng tạo, nhạy bén và cũng đầy thách thức, sẽ rất thú vị nếu bạn muốn thử sức mình.

6 nghệ thuật giao tiếp để thành công mà bạn nên biết

Nghệ thuật giao tiếp để thành công không chỉ quan trọng trong công việc mà còn quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy đọc bài viết sau để nắm bắt được những kỹ năng cần thiết cho việc giao tiếp hiệu quả nhé.6 nghệ thuật giao tiếp để thành công mà bạn nên biết

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu công việc cũng ngày càng cao nên kỹ năng giao tiếp theo đó cũng trở nên quan trọng hơn. Nếu không biết cách giao tiếp, một thông điệp đôi khi sẽ bị hiểu sai và có thể gây ra những hiểu nhầm không đáng có. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 6 nghệ thuật giao tiếp để thành công cả trong cuộc sống và công việc.

Chọn lựa ngôn từ khi nói

Những người xung quanh sẽ đánh giá bạn qua cách bạn nói chuyện, đặc biệt là qua những từ ngữ mà bạn sử dụng. Ngôn từ có thể tạo ra sức mạnh cũng có thể là vũ khí hủy diệt. Vì vậy, khi nói bạn nên sử dụng từ ngữ một cách cẩn thận.

Khi nói chuyện với những người không quen thân, để đảm bảo họ hiểu hết ý nghĩa trong lời nói của mình, bạn nên sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Không nên sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương hay những từ ngữ thô tục.

Năng lượng trong lời nói cũng rất quan trọng, nó có thể mang đến cho người khác sự vui vẻ, hạnh phúc hoặc sự chán nản, mệt mỏi. Vì vậy, hãy sử dụng những ngôn từ mang ý nghĩa tích cực, lạc quan để mọi người đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi nói chuyện với bạn.

Đảm bảo độ trôi chảy, mạch lạc

Cách bạn nói cũng quan trọng như những gì bạn nói. Nếu sự trôi chảy giúp thu hút sự chú ý của mọi người thì sự mạch lạc, logic trong lời nói lại giúp mọi người hiểu rõ về những gì bạn đang nói. Hiệu quả giao tiếp cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều so với khi bạn ấp úng hay nói chuyện theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”.

Điều chỉnh tốc độ và ngữ điệu cho phù hợp

Khi đưa ra câu hỏi bạn có lên xuống giọng hay không? Khi đưa ra yêu cầu bạn có nhấn mạnh hay không? Âm điệu của bạn có thay đổi theo cảm xúc hay không?  Thay đổi giọng điệu là một cách rất hiệu quả để thu hút mọi người vào những thông điệp bạn muốn truyền tải. Nó giống như việc vẽ tranh vậy, bạn hãy tưởng tượng nếu họa sĩ chỉ sử dụng một màu và khi họa sĩ sử dụng nhiều tông màu thì bức tranh nào sẽ gây ấy tượng hơn?

Cùng với ngôn từ và giọng điệu, tốc độ cũng là một yếu tố rất quan trọng. Đây chính là yếu tố giúp người khác hiểu rõ hơn lời nói của bạn. Đôi khi bạn cần nói chậm nhưng đôi khi cũng cần phải đi rất nhanh. Một tốc độ nhanh sẽ khiến cuộc giao tiếp thêm phấn khích. Trong khi đó, một tốc độ chậm thường truyền đạt sự chu đáo hoặc khi bạn thực muốn người khác lắng nghe và hiểu những gì bạn đang nói.

Thể hiện cảm xúc khi nói

Những cảm xúc bạn thể hiện trong giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Chìa khóa ở đây là thể hiện cảm xúc và kiểm soát chúng một cách khéo léo. Những lúc bạn tức giận, không nên dùng những từ ngữ nặng nề hay thô tục, hãy thể hiện sự tức giận bằng thái độ nghiêm túc. Hãy nói với người khác rằng bạn rất nghiêm túc trong vấn đề đang được trao đổi. Tương tự, những lúc vui, bạn hãy cho người khác thấy nụ cười của mình để lan truyền niềm vui đến mọi người xung quanh. Nếu bạn biết kiểm soát cảm xúc và thể hiện chúng một cách khéo léo thì nó sẽ trở thành công cụ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn.

Kết hợp ngôn ngữ cơ thể khi cần thiết

Ngôn ngữ cơ thể là sự kết hợp của các biểu hiện trên nét mặt, tư thế, dáng đứng, động tác tay, ánh mắt, sự đụng chạm… Đó là sự giao tiếp không cần dùng đến lời nói, bằng cử chỉ, hành động, bạn cũng có thể cho người khác thấy được thái độ khi giao tiếp. Đây cũng là công cụ thu hút đối phương khi bạn giao tiếp với họ.

Trong số những ngôn ngữ cơ thể mà bạn hay sử dụng thì ánh mắt chính là công cụ hiệu quả nhất quyết định việc giao tiếp có thành công hay không. Người xưa thường nói “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, nhìn vào ánh mắt một người chúng ta có thể biết được sự chân thành hay giả dối trong lời nói. Và đặc biệt, nhìn thẳng vào mắt người đối diện mỗi khi giao tiếp sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt đẹp cho người khác thay vì cúi gằm mặt hay lảng tránh đi nơi khác. Nhìn vào mắt đối phương còn cho thấy sự tự tin trong giao tiếp, mang lại kết quả tốt đẹp cho một cuộc nói chuyện.

Biết lắng nghe và thấu hiểu

Sự lắng nghe và thấu hiểu luôn luôn mang đến những điều tuyệt vời. Khi bạn lắng nghe người khác cũng có nghĩa là bạn quan tâm đến những gì họ đang nói, thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người đang nói chuyện với mình. Khi bạn biết lắng nghe, thiện cảm của người khác đối với bạn cũng tăng lên rất nhiều. Vì vậy, khi nói chuyện cùng người khác, bạn hãy tập trung lắng nghe, không ngắt lời khi họ chưa nói hết câu. Như vậy, cuộc đối thoại của bạn và người khác cũng sẽ thành công hơn.

Kết luận

Giao tiếp tốt chính là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa thành công. Có những người, năng khiếu giao tiếp là bẩm sinh nhưng cũng có những người giao tiếp tốt nhờ sự rèn luyện. Một khi bạn quyết định thay đổi bản thân và áp dụng những nghệ thuật giao tiếp để thành công bên trên thì chắc chắn thành công sẽ không bao giờ từ bỏ bạn.

Tầm quan trọng của tiếng anh trong nghề nghiệp và những lý do bạn nên giỏi tiếng anh

Meta description:

Tiếng anh đóng vai trò rất quan trọng trong nghề nghiệp, nó mở ra nhiều cơ hội mới, giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn và thành công hơn.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao những người giỏi tiếng Anh lại có mức lương cao hơn mình? Hoặc khi năng lực làm việc của bạn rất tốt nhưng mãi chẳng thăng tiến lên được những vị trí quan trọng bởi vì thiếu tiếng Anh? Tiếng Anh chính là một bước tiến quan trọng đối với tất cả các mục tiêu nghề nghiệp của bất cứ ai. Vậy tiếng anh đóng vai trò gì trong sự nghiệp của chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của tiếng Anh trong công việc qua bài viết này nhé.

Tiếng Anh mở ra cơ hội nghề nghiệp mới

Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là học tiếng Anh sẽ giúp bạn theo đuổi và có được nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đều có xu hướng hội nhập kinh thế thế giới, rất cần những nhân viên có thể giao tiếp tốt với các đối tác và khách hàng trên toàn cầu. Việc hội nhập đã mở ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ai giỏi tiếng anh. Bạn hoàn toàn có thể đạt được ước mơ trở thành một dịch giả, một giáo viên ngôn ngữ hoặc một chuyên gia tiếp thị tiếng Anh cho một công ty đa quốc gia.

Tiếng anh giúp bạn có mức lương cao hơn

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc tại sao năng lực chuyên môn của mình luôn tốt, thậm chí là hơn rất nhiều những người khác nhưng mức lương vẫn không bằng họ. Vậy đã bao giờ bạn xem xét về khía cạnh tiếng anh của họ? Trong công ty, những tình huống phải sử dụng tiếng Anh có thể không nhiều nhưng đó đều là những khoảnh khắc quan trọng mang tính quyết định. Có thể là một hợp đồng quan trọng ký kết với đối tác nước ngoài, cũng có thể là những đàm phán trước khi hợp tác… Không có tiếng anh, bạn sẽ không thể nào giúp công ty vươn lên một tầm cao mới. Vì vậy, những nhân viên giỏi tiếng anh thường được trả mức lương cao là điều tất nhiên.

Cơ hội làm việc và định cư nước ngoài

Hiện nay, các công ty lớn không chỉ tuyển dụng nhân viên trong nước mà còn có xu hướng “săn lùng chất xám” từ các nước khác trên thế giới. Nếu bạn đã giỏi chuyên môn, có kỹ năng và kinh nghiệm thì khi có thêm tiếng anh, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được làm việc ở những tập đoàn lớn với mức lương “khủng” mà ai cũng ao ước. Không quan trọng bạn đến từ quốc gia nào, bạn nói ngôn ngữ gì, chỉ cần giỏi tiếng anh là bạn đã có thể trao đổi công việc với cấp trên một cách hiệu quả.

Thăng tiến hơn trong công việc

Tiếng anh là chìa khóa đầu tiên để bạn có thể vào được các công ty có danh tiếng, thế nhưng không phải bạn chỉ dậm chân ở mãi một công việc. Khi bạn đã trở nên giỏi hơn, thành thạo hơn thì bản thân bạn cũng sẽ có những mong muốn thăng tiến xa hơn trong công việc của mình. Cấp trên cũng sẽ xem xét năng lực của bạn để đề bạt vào những vị trí cao hơn. Một lần nữa tiếng Anh lại trở thành đòn bẩy giúp bạn có bước tiến xa hơn trong công việc. Giữa các ứng viên có cùng khả năng như bạn, cấp trên sẽ xét đến yếu tố tiếng Anh. Tiếng anh tốt hơn có nghĩa là bạn sẽ có cơ hội cao hơn những ứng viên khác.

Làm thế nào để giỏi tiếng anh khi bạn rất bận rộn?

“Bận rộn” đó là lý do của rất nhiều nhân viên, thậm chí là sinh viên khi được hỏi có ý định học tiếng anh hay không. Trên thực tế, có rất nhiều cách đơn giản để bạn có thể học tiếng anh kể cả khi bận rộn. Thay vì lướt facebook xem những thông tin “vô thưởng vô phạt” thì bạn đã có thể xem được một video hướng dẫn cách nói tiếng anh trôi chảy. Điều quan trọng khi học tiếng Anh không phải là bạn dành bao nhiêu thời gian mà là bạn kiên trì bao nhiêu và nỗ lực của bạn đến đâu.

Nếu bạn thực sự muốn cải thiện tiếng anh để thăng tiến trong công việc thì việc đầu tiên là hãy trau dồi kỹ năng nói tiếng anh trôi chảy. Nói tiếng anh trôi chảy chính là chìa khóa giúp bạn giao tiếp thành công với đối tác. Các doanh nghiệp đánh giá rất cao kỹ năng này. Rất nhiều giao dịch được đàm phán thành công nhờ vào khả năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả của nhân viên. Mặt khác, nếu bạn muốn làm việc trong một công ty đa quốc gia, bạn sẽ phải thường xuyên làm việc nhóm. Nhưng làm sao bạn có thể làm việc hiệu quả nếu không giao tiếp được với các đồng nghiệp bằng tiếng anh. Vì vậy, hãy trau dồi tiếng anh giao tiếp mỗi ngày để có thể tiếp cận gần hơn với mục tiêu của mình nhé.

Kết luận

Tầm quan trọng của tiếng anh trong nghề nghiệp đã được minh chứng qua rất nhiều tấm gương doanh nhân thành đạt. Vì thế, học tiếng Anh không bao giờ là thừa, nhất là trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Cho dù bạn chọn công việc nào thì tiếng Anh vẫn luôn là một kỹ năng quý giá giúp bạn đứng vững trên con đường sự nghiệp ấy. Và chắc chắn rằng con đường sự nghiệp của bạn sẽ bằng phẳng hơn nếu bạn giỏi tiếng Anh.

Tìm việc làm thêm tại nhà qua mạng – Hướng đi mới cho giới trẻ hiện nay

Internet phát triển đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho tất cả mọi người. Thay vì phải nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại văn phòng công ty thì chỉ cần vài thao tác nhấp chuột là bạn đã có thể tìm thấy công việc làm thêm phù hợp cho mình. Nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách tìm việc làm thêm tại nhà qua mạng. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có thể tìm được công việc làm thêm tại nhà phù hợp nhất nhé.

Làm thế nào để tìm được việc làm phù hợp qua mạng

Đối với người đã quen “săn” việc làm thêm qua mạng thì quả thực đây chỉ là một việc vô cùng đơn giản. Nhưng với những ai trước nay chỉ quen với việc nộp hồ sơ giấy thì bước đầu sẽ hơi khó khăn vì chưa có kinh nghiệm và có thể sẽ gặp nhiều rủi ro.  Nhìn chung, điều khó khăn khi tìm việc làm thêm qua mạng chính là những kỹ năng và kinh nghiệm để tìm ra nhà tuyển dụng đáng tin cậy mà thôi.

Để tìm được việc làm thêm tại nhà qua mạng phù hợp, việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần có là một chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet để tra cứu thông tin. Sau đó, bạn cần xác định công việc mình muốn làm là gì, khả năng của bản thân đến đâu và mức lương mong muốn như thế nào. Khi đã xác định được hết những yêu cầu về công việc mình mong muốn thì bạn sẽ dẽ dàng tìm cho mình một công việc phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều kênh có thể giúp bạn kìm kiếm việc làm thêm tại nhà như mạng xã hội facebook, website của công ty tuyển dụng, các trang web việc làm tại Hà Nội như Careerlink, Tìm việc nhanh, Jobstreet… Vì vậy, để tìm việc làm phù hợp và đúng với mong muốn, bạn đừng bỏ qua bất cứ một trang thông tin nào. Hãy tham khảo nhiều công việc ở các kênh khác nhau rồi so sánh với những tiêu chí bạn đã đặt ra để chọn một công việc phù hợp nhất.

Cơ hội tìm việc làm thêm tại nhà qua mạng như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều kênh tuyển dụng với hàng ngàn những công việc khác nhau cho thấy cơ hội tìm việc làm thêm qua mạng là rất lớn. Dù bạn là học sinh, sinh viên, mẹ bỉm sữa, nhân viên đã nghỉ hưu… thì vẫn có thể tìm được những công việc làm thêm tại nhà phù hợp và thú vị với mức thù lao “rủng rỉnh” cho những nhu cầu cá nhân.

Mặt khác, những công việc làm thêm tại nhà qua mạng hiện nay có rất nhiều hình thức để bạn lựa chọn. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian có thể chọn hình thức freelance – là công việc linh động về thời gian, bạn có thể làm bất cứ thời gian nào trong ngày, miễn là hoàn thành lượng công việc được giao. Hình thức này rất hợp với các mẹ bỉm sữa hay các bạn học sinh, sinh viên với quỹ thời gian hạn hẹp. Hoặc bạn cũng có thể chọn hình thức làm việc bán thời gian (part-time) tức là chỉ cộng tác vài giờ cố định mỗi ngày hoặc vài buổi mỗi tuần.

Với hai hình thức freelance và part-time, bạn có thể đảm nhận nhiều công việc cùng lúc để có mức thu nhập cao mà thời gian lại không quá gò bó. Sau đây là top 3 công việc làm thêm tại nhà mà bạn có thể tham khảo.

Cộng tác viên viết nội dung

Các trang thương mại điện tử phát triển, tạo cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ hay các mẹ bỉm sữa yêu thích công việc viết lách. Chỉ với một chiếc máy tính có kết nối Internet và những kỹ năng cơ bản về content là bạn đã có thể thoải mái sáng tạo nội dung ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

Cộng tác viên dịch thuật

Dịch thuật thường dành cho những ai chuyên về ngoại ngữ. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, bạn có thể đăng ký làm cộng tác viên dịch thuật cho các báo, các trang web. Thời gian làm việc linh động và mức thù lao hấp dẫn nên đây cũng là công việc làm thêm tại nhà “hot” hiện nay.

Kinh doanh online

Mạng xã hội và các trang thương mại điện tử phát triển cũng mang lại rất nhiều cơ hội kiếm tiềm cho những ai có máu kinh doanh. Khi nghĩ đến kinh doanh online, mọi người thường chỉ nghĩ đến việc bán hàng. Nhưng không hẳn là như vậy, có rất nhiều công việc hấp dẫn liên quan đến kinh doanh online như làm tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), cộng tác viên sale online, … Những công việc này không cần bạn phải có nhiều vốn, không phải ship hàng hay livestream, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra vài tiếng là bạn đã có thể có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống cá nhân.

Những lưu ý khi tìm việc làm thêm tại nhà qua mạng

Tìm việc làm thêm tại nhà qua mạng mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như không được thanh toán tiền công, lừa đảo,… khiến nhiều người đôi khi phải “ngậm đắng nuốt cay” vì không biết kêu ai. Để phòng tránh những rủi ro như trên, trước khi nội hồ sơ, bạn cần tìm hiểu rõ về công ty mình ứng tuyển và công việc mình sẽ làm. Điều quan trọng nhất là cần có hợp đồng rõ ràng trước khi bắt đầu công việc để đảm bảo quyền lợi giữa hai bên.

Ngoài ra, đối với những trường hợp yêu cầu đặt cọc hay thu phí tuyển dụng thì bạn phải thật cẩn trọng bởi những công ty uy tín sẽ không làm điều này. Đó có thể là các chiêu trò lừa đảo mà một khi bạn không tỉnh táo thì sẽ “tiền mất tật mang”.

Kết luận

Tìm việc làm thêm tại nhà qua mạng không khó nhưng không phải lúc nào bạn cũng may mắn tìm được một công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để tự tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm uy tín tại nhà.

Chúc bạn thành công !

Tăng lương cho người lao động

Nguồn thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, một mức lương ổn định và nhiều đãi ngộ tốt sẽ giúp người lao động làm việc hăng say và cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Chính vì vậy, việc tăng lương là hỗ trợ nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động và làm tăng hiệu quả lao động, sản xuất.

Lao động phổ thông

Việc làm của giới lao động phổ thông thường có mức thu nhập thấp, đôi khi không đủ để họ trang trải cuộc sống gia đình. Nhiều công nhân viên luôn sẵn sàng tăng ca hoặc tìm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên nhiều gia đình vẫn chưa đảm bảo được mức sống ổn định.

Các công nhân làm việc ở khu công nghiệp cho biết, lương khởi điểm là khoảng 130.000 đồng/ 1 ngày. Sau thời gian thử việc mức lương cũng chỉ tăng lên rất ít. Việc làm có thu nhập cao nhất cũng chỉ khoảng 150.000 đồng/ 1 ngày. Tính trung bình một tuần phải làm tăng ca không nghỉ, làm cả chủ nhật thì mỗi tháng chỉ được 5 triệu đồng. Với mức thu nhập này, các công nhân thường gặp nhiều khó khăn trong chi tiêu hằng ngày, tiền học của con cái, tiền sinh hoạt phí, tiền nhà trọ,…và cuộc sống khá vất vả.
Một số khu công nghiệp có việc làm lương cao hơn cho công nhân cao hơn, vào khoảng 6 triệu đồng/ 1 tháng. Tuy nhiên với mức sống ở những khu vực như vậy, tiền nhà trọ và tiền sinh hoạt cũng tăng theo, họ phải tiết kiệm từng đồng để có được khoản tiền nhỏ dành dụm khi cần. Đa số người lao động phổ thông cho biết, việc làm công nhân không có dư, lúc nào họ cũng mong muốn được nhận lương.

Theo các kết quả điều tra, mức lương của các công nhân viên lao động còn thấp và không đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của họ. Qua các cuộc họp của chính quyền nhà nước, hầu hết các ý kiến đều cho rằng cần điều chỉnh mức lương cho các khu vực để đáp ứng nhu cầu cũng như mức sống tối thiểu cho người lao động phổ thông.

Theo báo cáo lương bổng, chỉ khoảng hơn 15% công nhân lao động có ít số dư, hơn 50% vừa đủ trang trải qua ngày, 20% phải tiết kiệm và số còn lại là thu nhập không đủ sống. Số công nhân lao động thiếu thốn còn khá cao, và điều này cũng giải thích cho việc muốn làm tăng giờ và tìm việc làm thêm của họ. Hơn 50% các công nhân làm việc tại doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước đều muốn được làm tăng ca.

Giới lao động phổ thông cũng cho biết vì không có bằng cấp nên họ chỉ có thể tìm việc làm với mức lương trung bình. Hơn thế, việc làm lại vất vả nên cuộc sống khó khăn nên nhiều gia đình chỉ vừa đủ lo cho con cái ăn học, họ không có dư dả và thiếu chăm sóc về tinh thần, cả ngày chỉ biết làm việc để mong có cuộc sống khấm khá hơn.

Mức lương tối thiểu cho người lao động

Tại các cuộc họp, mức lương tối thiểu dành cho lao động phổ thông đã được đề xuất trên nhiều phương án. Một là mức lương tối thiểu năm 2018 sẽ tăng khoảng 5% năng suất lao động. Hai là tăng 6%. Và ba là tăng 6,8%. Điều đó có nghĩ là trong thời gian tới, người lao động có thể đạt mức tăng lương từ 130.000 đồng đến 250.000 đồng.

Nhiều quan điểm cho rằng mức tăng lương có thể hơn 13% nhằm đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của các gia đình lao động phổ thông. Lý do thứ hai là nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều khởi sắc, chỉ số CPI cũng gia tăng đều, và vì đời sống người lao động còn khó khăn, nên việc tăng 13% lương là khá hợp lý.

So với ca nước Đông Nam Á, mức thu nhập tối thiểu của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia và Mianma. Theo khuyến nghị quốc tế, tiền lương tối thiểu nên ở mức hơn 50% tiền lương trung bình. Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được mức lương này cho người lao động. Chính vì vậy, tăng lương là góp phần nâng cao đời sống của người lao động, hỗ họ để cống hiến cho doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà.

Nếu tăng mức lương tối thiểu lên 13% thì mức sống tối thiểu của lao động phổ thông có thể được đảm bảo. Họ đã có đề xuất với Hội đồng quốc gia về vấn đề này và trong năm sau cần phải cải thiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nếu mức sống của người lao động ổn định hơn thì bớt gánh nặng trong thời gian tới. Trong trường hợp phương án tăng lương không đạt chỉ tiêu, các chuyên gia kinh tế sẽ tiếp tục phấn đấu và đề xuất thêm nhiều chiến lược mới.

Hà Nội chú trọng xây dựng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện đang đối mặt với những thách thức và thời cơ lớn. Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, các doanh nghiệp cần có những bước tiến mới và đẩy mạnh sự phát triển về mọi khía cạnh, trong đó yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp ở Hà Nội

Hà Nội có hơn 140.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, đứng thứ hai trên cả nước. Các doanh nghiệp luôn đóng vai trò thiết yếu với nguồn nhân lực trong nước. Hà Nội đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của cả nước và các chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề nâng cao nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Hà Nội đã cho triển khai các trung tâm giúp đỡ các doanh nghiệp để cố vấn cho các lãnh đạo nhà nước, hỗ trợ các chương trình của Chính phủ, tư vấn việc làm, nâng cao kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp cho nguồn nhân lực toàn khu vực. Những trung tâm này đã mở các lớp đào tạo việc làm , quản lý chương trình, quản trị theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức nhiều hội thảo có quy mô lớn thu hút nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Những năm gần đây, Hà Nội đã tổ chức đào tạo chuyên ngành Giám đốc doanh nghiệp cho gần 500 học viên, ngành quản trị doanh nghiệp với hơn 13.000 học viên cùng các lớp sơ cấp về doanh nghiệp. Trung tâm cũng chú trọng về nội dung giảng dạy và hình thức đào tạo nên thu hút sự quan tâm của nhiều học viên. Cuối năm 2015, Ban lãnh đạo TP Hà Nội cũng xét duyệt kế hoạch đẩy mạnh nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Thành phố đã đào tạo số lượng lớn học viên chuyên ngành giám đốc, quản trị doanh nghiệp,…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Hà Nội cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp chưa chú trọng về công tác cải thiện nhân sự trên địa bàn, chưa có định hướng và chiến lược cụ thể trong tương lai.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp

Vấn đề quản trị nhân lực
– Các doanh nghiệp cần chú trọng về chất lượng của đội ngũ quản lý nhân lực. Nhà nước luôn cần sự hỗ trợ và giúp sức từ các ban ngành để nâng cao công tác đào tạo doanh nghiệp.
– Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.
– Doanh nghiệp cần quan tâm đến đãi ngộ, chính sách, quyền lợi của người lao động để thúc đẩy mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp.

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa trông rộng để phát triển các chiến lược và kế hoạch liên quan đến nhân sự. Họ cần đẩy mạnh nguồn nhân lực theo những mục tiêu cụ thể, từ đó sẽ có đánh giá khách quan hơn và chọn cho mình bước đi tốt trong tương lai.

Phát triển nguồn nhân lực

Để quá trình phát triển nguồn nhân lực được triển khai tốt đẹp, các doanh nghiệp cần tạo cho người lao động nhiều cơ hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế. Giảng viên, chương trình đào tạo và học phí cũng là những yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp cũng nên phân tích tình hình thị trường lao động, từ đó lựa chọn phương pháp đào tạo tốt nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên triển khai các chiến lược tuyển dụng và đào tạo, các chương trình tư vấn việc làm, ngày hội việc làm, tổng kết đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, chương trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Một môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thăng tiến sẽ giữ chân được nhiều ứng viên có tiềm năng. Doanh nghiệp cũng nên lắng nghe nguyện vọng và đóng góp cho hoạt động kinh doanh từ các nhân viên, từ đó điều chỉnh cho hài hòa mối quan hệ với nhân viên, giúp họ có tinh thần làm việc và có trách nhiệm hơn.

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

– Lãnh đạo nhà nước và chính quyền cần có những chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí doanh nghiệp trong việc nâng cao và phát triển nguồn nhân lực.
– Các chính sách lao động và luật pháp cũng cần đảm bảo quyền lợi cho người lao động được tốt hơn. Bên cạnh đó cũng có những xử lý các vi phạm lao động với những người bỏ việc hoặc nghỉ ngang.

Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã có những nghiên cứu về tác động hiện tại và tương lai của những sự gián đoạn chính đối với mức độ việc làm, các kỹ năng, nhu cầu tìm việc làm và các mẫu tuyển dụng trong các ngành công nghiệp và quốc gia khác nhau. Bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý chiến lược tài năng và các nhà tuyển dụng lớn nhất hiện nay, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát hơn về sự thay đổi việc làm cũng như nhu cầu tìm việc làm trong năm 2020.

Sự gián đoạn công nghệ đang tương tác với các yếu tố kinh tế xã hội, địa chính trị và nhân khẩu học và tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn trong các thị trường lao động trong năm năm tới. Sự phát triển của các lĩnh vực trước đây như trí tuệ nhân tạo và máy học, robot học, công nghệ nano, in ấn 3D và di truyền học và công nghệ sinh học đang ngày càng phát triển và phổ biến hơn. Đồng thời với cuộc cách mạng công nghệ này là một sự phát triển kinh tế xã hội, địa chính trị và nhân khẩu học rộng lớn hơn, với tác động gần như tương đương với các yếu tố công nghệ.

Việc làm tăng trong năm năm tới sẽ không đủ để bù đắp những tổn thất dự kiến, có nghĩa là chúng ta có một quá trình chuyển đổi khó khăn phía trước. Xu hướng tìm việc làm hiện tại có thể dẫn đến 5,1 triệu việc làm bị mất do sự thay đổi thị trường lao động biến đổ trong giai đoạn 2015-2020, với tổng số 7,1 triệu người sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm – 2/3 trong số đó có xu hướng chọn việc làm tại các văn phòng hành chính và khoảng 2 triệu người tìm việc làm trong lĩnh vực máy tính và toán học, và lĩnh vực kiến trúc và kỹ thuật. Các vai trò sản xuất và sản xuất cũng dự kiến sẽ suy giảm nhưng cũng dự kiến sẽ có tiềm năng tương đối tốt cho việc nâng cao năng suất thông qua công nghệ hơn là thay thế hoàn toàn.

Nếu bạn đang lựa chọn một trường đại học cũng như chuyên ngành có triển vọng trong tương lai, điều quan trọng nhất là bạn sẽ cần phải học chuyên sâu và không ngừng nỗ lực. Theo đánh giá từ các chuyên gia, cò hai chuyên ngành sẽ tạo ra đột phá và bước tiến mới trong vài năm tới. Thứ nhất là vai trò của nhà phân tích dữ liệu mà các công ty mong đợi sẽ giúp họ hiểu rõ hơn và rút ra được những hiểu biết sâu sắc từ các dòng dữ liệu. Thứ hai là bán hàng, vì thực tế mỗi ngành công nghiệp sẽ cần phải có kỹ năng thương mại hóa và giải thích các dịch vụ mới của họ cho các khách hàng hoặc người tiêu dùng. Nhu cầu về các quản lý cấp cao cũng sẽ tăng bởi các công ty sẽ có nhiều thay đổi trong giai đoạn sắp tới.

Khi nhu cầu việc làm và tìm việc làm trở nên khó khăn, các công ty sẽ cảm thấy khó tuyển dụng hơn. Với những xu hướng hiện nay, sự cạnh tranh về tài năng trong các lĩnh vực có mức tăng trưởng cao như máy tính, toán học, kiến trúc và kỹ thuật, và các vai trò chiến lược và chuyên gia khác sẽ rất khốc liệt. Tìm ra những cách hiệu quả để đảm bảo tài năng vững chắc sẽ là một ưu tiên cho hầu hết các ngành công nghiệp.

Bất kể công việc bạn đang làm là gì, bạn vẫn phải liên tục nâng cao các kỹ năng của bạn. Ở hầu hết các ngành công nghiệp, tác động của thay đổi công nghệ và các thay đổi khác làm giảm hiệu suất làm việc cũng như các kỹ năng hiện có của nhân viên. Trung bình, vào năm 2020, hơn một phần ba số kỹ năng cốt lõi mong muốn của hầu hết các nghề nghiệp sẽ là những kỹ năng mới và chưa được đánh giá cao trong thị trường tuyển dụng hiện nay. Ngoài ra, kỹ năng và kỹ thuật cần phải được bổ sung với kỹ năng xã hội và hợp tác một cách toàn diện.

Những tác động của tự động hóa và một tương lai không có việc làm có thể trở thành mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp và người tìm việc làm nếu họ không biết cách thay đổi mình. Nếu họ không có những tính toán về nhu cầu việc làm và kỹ năng một cách kịp thời có thể mang lại tổn thất về kinh tế và xã hội to lớn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được những thách thức hiện nay nhưng việc thực hiện chưa có nhiều hiệu quả. Hiện nay, chỉ có 53% tổng số cán bộ nhân sự được khảo sát có lý do hoặc rất tự tin về sự phù hợp của chiến lược lực lượng lao động trong tương lai của tổ chức mình để chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới. Đồng thời, những người lao động có tay nghề thấp hơn có thể gặp phải tình trạng không được nâng cao tay nghề trong các doanh nghiệp.

Chính phủ, doanh nghiệp – và bạn – sẽ cần một sự thay đổi suy nghĩ về giáo dục và việc làm. Để có một cuộc cách mạng việc làm diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp sẽ cần phải phát triển nhân tài và thay đổi chiến lược nhân lực trong tương lai nhằm hướng đến sự phát triển mang tính đột phá. Cơ quan chính phủ sẽ cần phải chứng tỏ sự lãnh đạo chặt chẽ hơn trong việc đưa thông qua các chương trình giảng dạy và thay đổi quy định về thị trường lao động. Và tất cả chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm lớn lao đối với tương lai của bản thân bằng việc học tập và không ngừng nỗ lực.

Một Hà Nội xanh, sạch, đẹp trong tương lai

Giải pháp xử lý rác thải và chất thải rắn, tránh tình trạng rác thải tràn ngập trong khu dân cư, hoặc một khu vực trống để trở thành nơi đổ rác trong thời gian ngắn, gây ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ cấp bách của thành phố. Tại cuộc họp HĐND Hà Nội ngày 12 tháng 9, vấn đề này một lần nữa đã được thảo luận để tìm giải pháp thích hợp.

Gần đây, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người Hà Nội, thành phố thủ đô đã thực hiện các giải pháp xử lý rác thải và quản lý đô thị. Mọi nỗ lực đều hướng đến mục tiêu của Hà Nội xanh, sạch, đẹp trong tương lai. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình thu gom và xử lý rác thải. Theo thống kê của các cơ quan hành chính, hàng ngày, Hà Nội có 5.400 tấn chất thải rắn, trong đó phần lớn được xử lý bằng cách chôn dưới lòng đất với công nghệ lạc hậu. Tình trạng bãi chôn lấp đã được đề cập đến, chưa kể đến thói quen đổ rác ở bất cứ nơi nào họ muốn, hoặc đổ rác vào khu vực bị cấm.

Đại diện Hội đồng nhân dân Hà Nội cho hay, nếu thành phố không nỗ lực đầu tư vào dự án xử lý rác thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai. Các nhà lãnh đạo Hà Nội cho biết, mục tiêu của Hà Nội là kêu gọi đầu tư và áp dụng các công nghệ hiện đại để xử lý rác thải, nhằm biến rác thành năng lượng xanh. Trên thực tế, Hà Nội đã nỗ lực trong việc xử lý rác thải và biến chúng thành những sản phẩm hữu ích. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau sự kiện xúc tiến đầu tư 2016, đã có 36 nhà đầu tư từ Việt Nam và nước ngoài gửi hồ sơ và bày tỏ quan tâm đến nhà máy xử lý chất thải của thành phố. Hà Nội đã xây dựng được 12 tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư, trong đó công nghệ phải thân thiện với môi trường mà không có sự phát thải carbon dioxin. Như vậy, Hà Nội đã hoàn thành quá trình lựa chọn nhà đầu tư để xử lý rác thải Nam Sơn, dự kiến dự án sẽ được khởi công trước ngày 10 tháng 10 và với công suất ước tính giai đoạn 1 đạt 2.000 tấn rác xử lý mỗi ngày, sử dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

Về vấn đề chất thải xây dựng, Ông Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay một số doanh nghiệp đã nhập khẩu máy móc chuyên dụng để biến những chất thải xây dựng này thành cát. Hà Nội đã chọn các địa điểm tại Hoàng Mai, Thanh Trì, Gia Lâm, và Đông Anh làm điểm đến tiềm năng để bắt đầu dự án. Như vậy, chất thải các loại sẽ gọn gàng hơn và trở thành sản phẩm hữu ích.

Mặc dù rất nhiều việc phải làm, nhưng với quyết tâm và nhận thức của lãnh đạo Hà Nội và cộng đồng, nhiều người hy vọng trong một tương lai gần, rác thải và chất thải rắn tại Hà Nội sẽ được đối xử hiệu quả và biến thành năng lượng xanh hoặc các sản phẩm hữu ích , với mục tiêu biến Hà Nội thành một thành phố xanh, sạch và đẹp.

Lưu trữ

Chuyên mục

Meta